KỸ THUẬT CHỐNG THẤM NHÀ, MÁI NHÀ


Có nhiều dạng thấm nước qua các kết cấu nhà và công trình. Các kết cấu thường gặp là: mái sàn bê tông cốt thép, tường bê tông hay tường xây gạch, thành và đáy bể chứa nước.

Nước mưa, nước dùng hằng ngày, nước chứa trong bể là nguyên nhân thấm nước.

Nguyên tắc chống thấm:

– Chống thấm từ phía có nguồn nước. Ta gọi đây là biện pháp chống thấm chủ động. Chống thấm phía sau nguồn nước gọi là chống thấm bị động và chỉ tiến hành khi không thể chống thấm chủ động được.

– Nguyên tắc “tầng tầng lớp lớp”. Nghĩa là chống thấm phải bằng một số giải pháp kế tiếp nhau, không coi chống thấm 1 lần là đã xong.

– Đối với kết cấu bê tông và BTCT thì việc chống thấm nước trước hết là phải đầm chặt bê tông để không bị thấm, vì bê tông có khả năng ngăn nước rất cao.

Kỹ thuật chống thấm mái bê tông cốt thép làm mới:

Quy trình chống thấm cho một mái bê tông cốt thép gồm 5 bước sau đây:

Bước 1: Chọn thành phần bê tông cho mái:

Thành phần thi công cho mái cần phải đảm bảo dễ thi công san gạt và dễ đầm chặt, đồng thời ít biến dạng theo thời tiết. Có thể chọn thành phần bê tông bằng cách đặt ở các trạm trộn bê tông công nghiệp.

Bước 2: Thực hiện các giải pháp kỹ thuật thi công:

Các giải pháp kỹ thuật cụ thể gồm có:

– Đầm lại bê tông: Đầm lại là biện pháp tăng cường an toàn thấm cho bê tông khi đầm 1 lần. Đầm lại được tiến hành sau 1-2h sau khi đầm lần đầu. Có thể đầm lại bằng tay hay bằng máy đầm mặt. Khi bê tông đã được đầm lại thì nó có khả năng chống thấm rất cao

– Gia cường bề mặt: Sau khi đầm lại và xoa phẳng mặt bê tông, tiến hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông. Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng dày khoảng 2mm, gọi là lớp mặt gia cường. Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước.Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.

– Bảo dưỡng ẩm bê tông: Tiến hành theo TCXDVN 391:2007 (74).Việc bảo dưỡng ẩm cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.

Hoàn thành xong bước 2 thì bê tông đã có thể hoàn toàn khống thấm. Các bước tiếp sau là tăng độ bền.

Bước 3: Đặt khe co giãn nhiệt ẩm:

Tiến hành theo chỉ dẫn ơ TCVN 313: 2004 (70). Đặt khe co giãn nhiệt ẩm nhằm tránh kết cấu mái bị nứt do biến dạng nhiệt ẩm, và do đó tăng độ bền chống thấm.

Bước 4: Đặt ống thoát nước mưa cho mái

Bước 5: Chống nóng mái:


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *